Hotline: 0906322093

Bệnh tai biến có chữa được không? Cách bảo vệ?

Cập nhật: 4/30/2023 10:41:39 PM

Ngày nay, tai biến đang là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc rất cao và đe dọa đến tính mạng rất nhiều người. Vậy bệnh tai biến có chữa được không? Làm cách nào để phòng tránh căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật kĩ nhé!

Tai biến – căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của rất nhiều người

Tìm hiểu về căn bệnh tai biến

Tai biến hay tai biến mạch máu não đã và đang là một căn bệnh gây ra nỗi sợ hãi cho tất cả chúng ta.

Tai biến là gì?

Tai biến hay đột quỵ là hiện tượng hệ thống các mạch máu bên trong não của chúng ta bị tắc gây ngưng trệ dòng máu lên não một cách đột ngột. Hiện tượng này khiến cho các noron thần kinh bị thương tổn và hoạt động chức năng của chúng cũng bị tổn thương, tê liệt trầm trọng.

Theo các thống kê của ngành y tế, hằng năm tại Việt Nam có hơn 200 nghìn người bị tai biến. Càng nguy hiểm hơn là 50% con số đó đã tử vong và phần lớn những người sống sót sẽ phải chịu một số biến chứng rất nặng. Có thể nói đây là một căn bệnh cực kì nguy hiểm cho cuộc sống chúng ta.

Triệu chứng nhận biết bệnh tai biến

Trước khi xảy ra một cơn đột quỵ hay tai biến, bệnh nhân thường có một số dấu hiệu như sau:

  • Đau đầu một cách bất ngờ với cường độ dữ dội. Dấu hiệu này có ở trên hơn 50% bệnh nhân tai biến.
  • Tê bì cẳng tay, cẳng chân thậm chí là cứng đờ, đứng không vững.
  • Cứng miệng, nói lắp, nói ngọng,…
  • Chóng mặt, ù tai, xây xẩm,…
  • Mắt nhìn không rõ, rối loạn thị lực thoáng qua.

Nguyên nhân của tai biến mạch máu não

Dưới đây là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh tai biến ở nước ta hiện nay.

Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

  • Bệnh lý tim mạch: đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng tai biến ở Việt Nam hiện nay. Các bệnh rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, hẹp van 2 lá, hẹp van 3 lá,… là nguyên nhân làm cho dòng máu trong cơ thể lưu thông không tốt, lâu dần sẽ hình thành các cục máu đông ( huyết khối ) trong hệ thống tuần hoàn. Khi cục huyết khối này bị vỡ ra và di chuyển theo máu lên não sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu não.
  • Xơ vữa động mạch: cũng tương tự như các bệnh lý về tim mạch, khi trong lòng mạch máu xuất hiện các mảng xơ vữa, thành mạch sẽ ngày một hẹp dần và máu ứ lại thành các cục huyết khối gây tắc mạch.
  • Bệnh lý mạch máu nhỏ: ở các bệnh nhân mắc tăng huyết áp hoặc đái tháo đường mạn tính không được điều trị thường xuyên, các mạch máu nhỏ gần như đã bị hư hại. Từ đó não bộ sẽ không được cung cấp đầy đủ lượng máu cho hoạt động sống. Có thể xem thiếu máu não chính là biến chứng của những căn bệnh này.
  • Xuất huyết não: khi các mạch máu trong não bị tổn thương và vỡ, máu sẽ không thể đến được não bộ mà rò rỉ ra ngoài. Lúc này não sẽ bị chèn ép và tổn thương trầm trọng. Một trong các nguyên nhân gây xuất huyết não là tăng huyết áp. Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm các mạch máu thường xuyên ở trong tình trạng căng phình, dẫn tới các vết rạn nứt, dần dần sẽ vỡ ra gây chảy máu não.
  • Các nguyên nhân khác: u não, thoái hóa mạch máu não, bệnh máu khó đông,…

Bệnh tai biến có chữa được không?

Với những hậu quả trầm trọng như trên, câu hỏi được rất nhiều đặt ra đó là bệnh tai biến có chữa được không? Câu trả lời chính là có, tuy nhiên điều quan trọng nhất là cần phải có phương pháp chữa trị đúng đắn và kịp thời.

Điều trị nguyên nhân của bệnh

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến là các bệnh lý về tim mạch, do đó, cần có một kế hoạch kiểm soát thật tốt các căn bệnh này.

  • Tuân thủ 100% kế hoạch điều trị được các bác sĩ đề ra, sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng như hướng dẫn.
  • Duy trì chỉ số huyết áp dưới 140/90 mmHg, con số này cho thể thay đổi tùy theo tuổi tác và thể trạng của từng người.
  • Duy trì BMI ( chỉ số khối của cơ thể) trong giới hạn cho phép. 
  • Theo dõi huyết áp và đường máu thường xuyên bằng các dụng cụ tại nhà.
  • Tập thể dục thường xuyên và điều độ để nâng cao thể trạng.
  • Tái khám thường xuyên hoặc ngay khi có dấu hiệu trở nặng.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Hạn chế ăn muối. Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Bệnh nhân tai biến nên ăn những món dễ hấp thu, ưu tiên các món lỏng, xay nhuyễn,…
  • Không ăn nội tạng động vật vì trong các món này có chứa rất nhiều cholesterol – một chất cực kì có hại cho bệnh tim mạch,
  • Tránh các món ăn chứa nhiều vitamin K như lòng đỏ trứng, mùi tây, kiwi, măng tây,…

Người bệnh tai biến phải hạn chế ăn nội tạng động vật

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh tai biến cũng như giải đáp cho câu hỏi bệnh tai biến có chữa được không. Hi vọng qua bài viết này, bản thân mỗi chúng ta sẽ có những kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật tốt cho bản thân để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

>>> Nên dùng giường hỗ trợ cho người bị tai biến không ?
>>> Dấu hiệu và cách xử lý tai biến ở người già